SỰ THẬT NGẠO NGHỄ VỀ SỨC MẠNH KHÔNG QUÂN VIỆT NAM

Khi mấy chiếc máy bay Su30-MK2 thả bẫy nhiệt ngày 30/4/2025 vừa qua, các dư luận viên bên dưới gào lên gọi đây là: “Mãng xà gầm rú trên bầu trời HCM khiến cả thế giới phải nể sợ”, rồi thốt lên “Tự hào quá Việt Nam ơi”. Người ta tự hào khi tự sản xuất ra, chứ đây là mua của Nga, hay drone thì thuê của Trung Quốc, thì tự hào cái gì?

Tuy nhiên, các dòng máy bay mua của Nga này là loại hay bị lỗi, gây tai nạn nhiều nhất. Năm 2016, chính một chiếc Su-30MK2 đã bị tai nạn lúc đang tập luyện tại tỉnh Nghệ An đã khiến phi công bị thiệt mạng. Ngoài ra, dòng máy bay Su-22 là loại bị tai nạn nhiều nhất trong những năm gần đây.

Tính từ năm 2010 đến nay, đã có ít nhất 18 vụ tai nạn máy bay quân sự tại Việt Nam làm ít nhất 43 người thiệt mạng, trung bình năm nào cũng có. Nhiều nhất là vụ rơi máy bay Mi-171 tại Hà Nội làm 16 người thiệt mạng, gần đây nhất là vụ rơi máy bay YAK-130 tại Bình Định năm 2024

Điểm chung của những vụ tai nạn này là do lỗi của phi công Việt Nam và do những thiết bị mua của Nga đã lỗi thời. Trong vụ rơi máy bay Su-30MK2 năm 2016, những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy những phi công Việt Nam đã ăn nhậu say ngày hôm trước đó, nhưng những hình ảnh này đã nhanh chóng được xoá sạch.

Thế nên, một chiếc máy bay thả bẫy nhiệt lúc biểu diễn chẳng nói lên được điều gì, và cũng chẳng có gì để mà vơ vào “Tự hào quá Việt Nam ơi” cả. Mà hãy nhìn vào thực tế số vụ máy bay bị tai nạn nhiều một cách bất thường, tốn bao nhiêu sinh mạng người và ngân sách quốc gia, tại sao vẫn yếu kém như vậy.

Làm ơn bớt tự hào ngạo nghễ lại và đã đến lúc nói lời đoạn tuyệt với các thiết bị vũ khí, máy bay mua của Nga được rồi.

Ảnh: Máy bay YAK-130 mua của Nga rơi tại Bình Định năm 2024.

Võ Tuấn