Mới đây, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước 30/4/2025, một tấm pano tuyên truyền với nội dung chống Mỹ “rõ nét” được dựng ngay tại khu vực Hồ Gươm – trung tâm thủ đô Hà Nội, đã nhanh chóng gây xôn xao dư luận.
Tấm pano được dựng rồi gỡ trong yên lặng, nhưng đã cho thấy sóng ngầm chính trị đã lan rộng. Trong bối cảnh Việt Nam bị đặt giữa sự cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thoạt nhìn bên ngoài, đây có thể chỉ là một “sơ suất” truyền thông, nhưng theo giới quan sát chính trị, scandal này tiết lộ bề nổi của một cuộc đấu ngầm quy mô giữa các phe nhóm trong nội bộ chính trường Việt Nam.
Công luận đặt câu hỏi, ai đứng sau tấm pano “độc lạ” đó, với mục đích gì, và tại sao tấm áp phích tuyên truyền vừa kể đã bị gỡ xuống một cách nhanh chóng nhưng không có lời giải thích thỏa đáng?
Được biết, cơ quan chịu trách nhiệm và quản lý việc tuyên truyền trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thuộc Ủy ban Nhân dân do Chủ tịch Trần Sĩ Thanh đứng đầu. Ông Trần Sĩ Thanh là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phe Nghệ an.
Tuy nhiên, với nội dung mang hàm ý “cố ý” tôn vinh chủ trương chống Mỹ, thì tấm pano không thể không nhắc tới vai trò của các nhân vật đứng đầu hệ thống Tuyên giáo Trung ương và Quân đội. Trong đó, có đại tướng Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch Nước Lương Cường.
Theo đó, cả 2 nhân vật này đều xuất thân từ Quân đội, đã kinh qua vai trò quản lý lĩnh vực chính trị tư tưởng trong Tổng cục Chính trị Quân Đội. Đó là lý do vì sao, sự hiện diện của tấm pano được giới quan sát đánh giá, và xem như một “phép thử” của phe Quân đội đối với Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trong bối cảnh ông Tô Lâm đang đối mặt với rất nhiều các sức ép từ trong nội bộ đảng, cũng như các sức ép trong mối quan hệ đối ngoại với Bắc Kinh và Washington. Sự kiện này, cũng tiết lộ cho thấy, sự suy yếu đáng báo động về quyền lực của ông Tô Lâm trong điều hành công tác đối nội.
Câu hỏi, việc “âm thầm” tháo gỡ tấm pa nô nhạy cảm đó, là sự nhân nhượng hay chỉ là sự rút lui tạm thời từ phe chống Tổng Bí thư?
Theo giới phân tích, việc tấm pano chỉ được gỡ một cách yên lặng không có lời giải thích, điều đó không đồng nghĩa với việc phe Quân đội và lực lượng “bảo thủ” trong đảng thua thế. Trái lại, đây có thể chỉ là một nỗ lực để thăm dò phản ứng, để chuẩn bị cho một cú ra đòn chính thức trong tương lai không xa.
Scandal tấm áp phích vừa kể có thể nhỏ về mặt hình thức, nhưng có thể lại là “ngòi nổ” trong cuộc quyết đấu – tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng lần thứ 14 đang đến gần. Đó là dấu hiệu cho thấy trận chiến quyền lực “khốc liệt” đã chính thức bắt đầu.
Trong luồng dư luận, các trung tâm quyền lực trong đảng đang nỗ lực tái cấu trúc một hệ sinh thái quyền lực mới, để thay Tổng Bí thư Tô Lâm theo “nhu cầu” của Bắc Kinh.
Sau một thời gian đủ dài “nín nhịn” trước sự lộng hành của phe Công An và Tổng Bí thư Tô Lâm. Phe các tướng lĩnh Quân đội đã và đang trở lại chiếm vai trò trung tâm để dẫn dắt hệ thống chính trị Việt nam, theo con đường Xã hội Chủ nghĩa.
Với ảnh hưởng bao trùm đối với hệ thống truyền thông, cũng như chính trị tư tư tưởng, là những trận địa mang tính biểu tượng cho hệ thống chính trị. Cộng với sự giúp đỡ từ người “đồng chí” Phương Bắc.
Đã đẩy ông Tô Lâm và Bộ Công An – vốn là phe chủ chiến vào thế đang bị bao vây, với nhiều đồn đoán về sự suy yếu rõ rệt. Cụ thể, các tin tức liên quan đến Tổng Bí thư đã phải giảm tần suất đưa tin hơn một nửa so với trước đây.
Trong khi đó, phe kỹ trị của Thủ tướng Phạm Minh Chính và phe trung dung ở các địa phương đang tìm cách “mượn gió, bẻ măng” để thể hiện vai trò cân bằng có lợi nhất cho phe của mình.
Theo giới phân tích, “lửa thử” của phe Quân Đội đã cháy, cân bằng quyền lực trong đảng đang sắp thay đổi?
Và đã đến lúc, mọi phe cánh trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt nam đều phải quyết định chọn bên cho mình, hoặc ít nhất là phải thể hiện sẽ nghiêng về bên nào trước giờ G đã được Bắc Kinh định sẵn.
Trà My – Thoibao.de