Ai sẽ thay Tổng Bí thư Tô Lâm nếu Trung Quốc muốn Việt nam thay đổi?

Theo giới thạo tin, bức tranh chính trị Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới với những chuyển động ngầm, mang tính định hình lại quyền lực. Giới quan sát quốc tế về chính trị Việt nam đã có những đồn đoán về khả năng thay đổi sớm.

Các chỉ dấu gần đây cho thấy, một cuộc tái cấu trúc quyền lực trong nội bộ Đảng đang được manh nha. Và nếu ban lãnh đạo Trung Nam Hải, một đối tác có khả năng tác động với chính trị của Việt Nam, khi không còn ủng hộ ông Tô Lâm.

Khi Bộ Công An bị cáo buộc đã vươn tay quá sâu để thao túng hệ thống chính trị. Điều đó, đã gây ra phản ứng “bất bình” từ các phe nhóm khác trong nội bộ của đảng.

Theo giới phân tích, Chính trường Việt Nam hiện nay đang được cấu trúc xung quanh 4 cụm quyền lực chính. Đó là, các phe nhóm như: 

  1. Phe Công An của ông Tô Lâm, kiểm soát an ninh, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hệ thống chính trị.
  2. Phe Nghệ Tĩnh: Mang tính truyền thống, gắn với vấn đề lý luận, được xem là cái nôi “chính thống” của Đảng Cộng sản Việt nam.
  3. Phe Kinh tế – Kỹ trị, với trọng tâm là cải cách, hội nhập quốc tế, thực dụng trong điều hành.
  4. Phe “trung dung” từ các nhóm địa phương, như: Nam Định, Quảng Nam, Thái Bình…, với xu hướng “gió chiều nào, che chiều ấy”, sẵn sàng nghiêng theo bên chiếm ưu thế.

Bên cạnh đó, lực lượng chính trị của phe Quân đội – dù lâu nay giữ vị thế trung lập, nhưng gần đây phe này đang có dấu hiệu muốn trở lại với vai trò trung tâm quyền lực. Nhất là, khi phe Công An của Tổng Bí thư Tô Lâm bị cho là lấn át đối với phe Quân đội quá mức.

Đáng chú ý, là vai trò của người anh em láng giềng phương Bắc cùng chung ý thức hệ Cộng sản. Trong quá khứ, Trung Quốc luôn duy trì ảnh hưởng gián tiếp thông qua kênh liên lạc đặc biệt giữa 2 Đảng. Đồng thời, với hệ thống tình báo, họ quan sát theo dõi sát sao các nhân sự cấp cao của Việt Nam. 

Theo đó, Bắc kinh không muốn Hà nội nghiêng hẳn về phương Tây, nhưng cũng không ủng hộ các nhân sự gây bất ổn nội bộ hay có xu hướng lạm quyền quá mức.

Đây chính là lý do, cho đến nay Bắc Kinh không ủng hộ ông Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư. Và các kịch bản thay thế hoàn toàn có thể diễn ra trước Đại hội Đảng lần thứ 14. Thậm chí có thể diễn ra sớm hơn, nếu nội bộ Đảng Việt Nam đạt được sự đồng thuận cao khi thấy cần thiết.

Theo giới phân tích quốc tế, hiện có 3 giải pháp có thể thay thế cho Tổng Bí thư Tô Lâm. Đó là: 

  1. Giải pháp Trần Cẩm Tú, đây là giải pháp trung và dung lý tưởng, ông Tú hiện là Thường trực Ban Bí thư – người gốc Nghệ Tĩnh, một nhân sự thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng. 

Ông Trần Cẩm Tú được đánh giá là “sạch” không gây tranh cãi, và có uy tín trong nội bộ Đảng. Đây được đánh giá là ứng viên cân bằng, không gây áp lực cho Quân đội, và không thân phương Tây. Khả năng, ông Trần Cẩm Tú sẽ được Quân đội và Trung Quốc ủng hộ rất cao.

  1. Phạm Minh Chính – là Thủ tướng đương nhiệm, một nhân vật Kỹ trị thực dụng, nhưng ông Chính đi lên từ ngành Công An, đồng thời chịu sự chi phối của ông Ba Dũng. Thủ tướng Chính được lòng phương Tây, nên cũng khiến Bắc Kinh thận trọng.
  2. Lương Cường – là Chủ tịch Nước, một nhân sự từ Tổng cục Chính trị Quân đội. Đại tướng Lương Cường hết sức được lòng từ Bắc Kinh, nhưng việc một tướng lĩnh Quân Đội nắm chức Tổng Bí thư có thể tạo tiền lệ “quân phiệt hóa”. Đây là điều Bắc Kinh không muốn, nên khả năng của ông Cường là rất thấp. 

Nếu phe Quân đội quyết định bước ra khỏi vị thế trung lập, khả năng ông Lương Cường có thể là ứng viên “tình thế”, và nếu có khủng hoảng trong việc tranh chấp vị trí đứng đầu đảng.

Giới phân tích tin rằng, phe Quân đội không muốn trực tiếp nắm quyền Tổng Bí thư, nhưng họ sẽ không tiếp tục đứng ngoài nếu thế cân bằng trong đảng bị Tổng Bí thư Tô Lâm đang phá vỡ như hiện nay. 

Do đó, phe Quân đội và lực lượng “bảo thủ” thân Trung Quốc trong Đảng, khả năng cao sẽ ủng hộ Trần Cẩm Tú như một giải pháp ổn định.

Tương lai chính trị của Việt Nam sau ông Tô Lâm rút lui, sẽ là kết quả của một chuỗi thỏa hiệp giữa các nhóm quyền lực nội bộ trong đảng. Trong đó Trung Nam Hải sẽ đóng vai trò quyết định cuối cùng.

Trà My – Thoibao.de