Hóa ra, Tổng bí thư ra chính sách sáp nhập là để cắt đất dâng Tập?

Năm 2018, một cuộc biểu tình lớn diễn ra vào ngày 10/6. Không hẹn mà đến, toàn dân xuống đường chống luật đặc khu. Khi ấy, Đảng Cộng Sản dự định thành lập 3 đặc khu cho “nước ngoài” thuê 99 năm. Từ đó, Đảng Cộng Sản cho tạm thời gác lại dự án. Tuy nhiên, dã tâm “bán nước” thì không bao giờ từ bỏ.

Từ năm 2018 đến nay, Tô Lâm đã tự tin “làm cỏ” những người bị xem là “phản động” bằng rất nhiều bản án nặng nề. Kèm theo những án tù là chính sách sách nhiễu khiến cho người dân lo sợ không dám phản đối. 

Kết quả là, sau 7 năm ra tay, giờ đây Tô Lâm đã có thể an tâm triển khai dự án đặc khu mà Đảng Cộng Sản từng dang dở thực hiện. Mới đây, Chính quyền Cộng Sản cho biết, sau khi sắp xếp tỉnh, xã, cả nước sẽ có 13 đặc khu. Nghĩa là trong chính sách sắp xếp lại đơn vị hành chính, Tô Lâm đã tranh thủ cho đẻ ra thêm 10 đặc khu nữa. 

Càng ngày Tô Lâm càng cho thấy, ông ta thâm hiểm hơn Nguyễn Phú Trọng rất nhiều. Mỗi khi giáng vào dân một đòn chí tử thì ông lại xoa dịu người dân để lấy lời khen. Hồi đầu năm, ông thắp hương Nghĩa Trang liệt sỹ Vị Xuyên và mới đây ông cho bỏ phiếu thuận cho hành động lê án Nga xâm lược Ucraina. Hành động này nhận được mưa lời khen, kể cả giới phản biện.

Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vừa qua, ông Tô Lâm và ông Tập đã ký 45 văn kiện, hầu hết những văn kiện này đều bí mật. Dân không được biết nội dung khiến cho dư luận càng nghi ngờ âm mưu của ông Tổng bí thư. Những gì Cộng Sản giấu giếm, thường là những thứ không tốt đẹp.

Bài học Hội nghị Thành Đô vẫn đang nhãn tiền ra đó. Sau khi ông Nguyễn Văn Linh lên, Liên Xô bắt đầu lơ là đàn em Việt Nam. Với tư tưởng cậy nhờ ngoại bang, không đủ bản lĩnh độc lập chính trị. Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng sang ký với Giang Trạch Dân, Lý Bằng một văn kiện bí mật để xin kết nối tình “anh em” giữa 2 Đảng.

Sau Hội Nghị Thành đô, là hiệp định chia lại biên giới trên cạn lẫn trên Biển khiến cho Việt Nam mất đi rất nhiều, mà dễ nhận thấy nhất là mất đi nửa Thác Bản Giốc. Ngoài ra, các đời Tông bí thư sau đó luôn phải thực hiện nghĩa vụ “bề tôi” mỗi nghi lên ngôi. Sự phụ thuộc Việt Nam vào Trung Quốc ngày một nặng nề hơn. 

Văn bản ký kết tại Thành Đô là văn kiện bí mật giữa 2 Đảng. Cho đến nay, Đảng Cộng Sản không công khai nội dung. Tuy nội dung không công khai nhưng qua hành động của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người dân biết, mật nghị Thành Đô là một hiệp định bất lợi.

Công hàm mà ông Phạm Văn Đồng ký giao Hoàng – Trường Sa cho Trung Quốc hồi năm 1958 cũng là một loại văn kiện mà thành phần chóp bu của Đảng Cộng Sản giấu giếm nhân dân thực hiện. Văn kiện này chỉ bị lộ khi bên Trung Quốc cho tung ra như muốn chứng minh rằng, Hoàng – Trường Sa là thuộc chủ quyền của họ.

Không biết liệu trong 45 văn kiện bí mật mà ông Tô Lâm ký với ông Tập Cận Bình, có giao cho Trung Quốc 13 đặc khu hay không? Tuy nhiên, việc ông Tập vừa sang thăm thì báo chí công bố 13 đặc khu kinh tế ngay sau đó không khỏi khiến người dân nghi ngờ.

Ông Nguyễn Văn Thiệu từng nói “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn những gì Cộng Sản làm”. Và thực tế câu nói ấy đến nay vẫn không sai với nhân dân. Tuy nhiên, với thiên triều thì chắc chắn họ không dám làm thế, bởi họ đã tự nhận họ là đàn em của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. 

Mặc dù người dân không biết những gì Đảng Cộng Sản cam kết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng nếu quan sát kỹ hành động của Chính quyền thì trước sau gì sự thật cũng lộ dần. Và để khi lộ hết thì Đảng Cộng Sản đặt nhân dân vào thế đã rồi như vụ kí bán Hoàng-Trường Sa năm 1958.

Trần Chương -Thoibao.de