Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng BT Tô Lâm đang có những thỏa thuận bí mật gì?

Cùng với Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính Thủ tướng Phạm Minh Chính được xem là một nhân tố đầy bất ngờ trong cuộc đua vào vị trí Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ 14 sắp tới.

Trong khi, đương kim Tổng Bí thư Tô Lâm, là một ứng cử viên nặng ký cho vị trí này, ông Tô Lâm có lợi thế về kiểm soát vấn đề an ninh và nội chính trong đảng. Tuy nhiên, ông Tô Lâm cũng đối mặt với những cáo buộc về đạo đức và phẩm chất cá nhân trong giai đoạn là lãnh đạo của Bộ Công An. 

Theo giới quan sát, giữa ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính có rất nhiều điểm tương đồng. Cả 2 đều đi lên từ tướng Công An, cùng là đệ tử của cựu Thủ tướng Ba Dũng, và cùng có 2 nhiệm kỳ là Ủy viên Bộ Chính trị. Nhưng ông Chính có lợi thế hơn Tô Lâm đã có 2 nhiệm kỳ trên cương vị là “tứ trụ”.

Ngoài ra, thế mạnh của Thủ tướng Chính là kinh nghiệm lãnh đạo đa dạng, ông Chính đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng như Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, kẻ tài thường lắm tật, ông Chính cũng không khác mấy nếu so với ông Tô Lâm. Theo đó, Thủ tướng Chính còn có không ít các hạn chế, đặc biệt là các cáo buộc tham nhũng, và vấn đề đạo đức. 

Ông Phạm Minh Chính bị cáo buộc có mối quan hệ tình cảm với “trùm tham nhũng” Nguyễn Thị Thanh Nhàn, tức Nhàn AIC – một bị án trốn truy nã, và 2 người đã có một người con gái chung.

Điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và cơ hội của ông Phạm Minh Chính trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư của Đại hội 14. ​Và tử huyệt này của ông Chính đã bị đàn em của ông Tô Lâm ở Bộ Công An đã nhiều lần “xoáy sâu”, nhằm để loại bỏ ứng viên Phạm Minh Chính.

Mới đây, truyền thông nhà nước đưa tin, sau hơn 2 tháng bị tuyên 30 tháng tù treo bởi tội danh tham nhũng, và làm thất thoát của nhà nước hơn 55 tỷ đồng, tại dự án Hạc Thành Tower của tỉnh Thanh Hóa. Trước khi ra tòa, Trịnh Văn Chiến đã nộp 22,5 tỷ đồng tiền “khắc phục hậu quả” để được giảm nhẹ tội.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là bị cáo Trịnh Văn Chiến, đã có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Với lý do, Cáo trạng của Hội đồng xét xử đã đưa ra các cáo buộc “không đúng bản chất.”

Công luận cho rằng, bị cáo Chiến và đồng bọn đã làm thất thoát tới 55 tỷ – tương đương với 2.2 triệu USD của Ngân sách Nhà nước, nhưng chỉ bị xử án treo là một sự ưu ái “quá mức”. Vậy tại sao vẫn chưa thỏa mãn đối với kẻ quan tham “sừng sỏ” này?

Phải chăng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có sự nương nhẹ đối với phe Thanh Hóa của ông Phạm Minh Chính trong vụ án vừa kể? Tuy nhiên, việc cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến chỉ phải nhận bản án treo đối với tội danh có thể đến mức án tử hình, có thể xuất phát từ chính sách lôi kéo sự ủng hộ từ các phe phái khác trong đảng của ông Tô Lâm.

Việc bị cáo Trịnh Văn Chiến, lẽ ra cần chấp nhận bản án thay vì kháng cáo là một điều hết sức bất bình thường. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy, có thể đây là một sự nương nhẹ có chủ đích từ Tô Lâm đối với ông Phạm Minh Chính trong một thỏa thuận bí mật. 

Tuy nhiên, với một mức án quá nhẹ với bị cáo Trịnh Văn Chiến chắc chắn công luận sẽ đặt ra nhiều câu hỏi từ về tính nhất quán của chiến dịch chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt nam. 

Đây, là điều hoàn toán trái ngược với những tuyên bố của Tổng Bí thư Tô Lâm, chống tham nhũng không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Những thỏa thuận giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính như vừa kể, liệu có liên quan gì đến các đánh giá cho rằng, ông Phạm Minh Chính là một ứng viên nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ ban lãnh đạo Bắc Kinh, điều này đã tăng cường vị thế của ông Chính trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng Sản Việt nam sắp tới?

Trà My – Thoibao.de