Trump “úp sọt” thuế quan VN, ai được, ai mất trong cuộc đua vào ghế Tổng BT? 

Chỉ còn khoảng hơn 5 tháng nữa, Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ diễn ra, theo giới quan sát cường độ đấu đá trong nội bộ của đảng CSVN đang gia tăng từng ngày. 

Tuy nhiên, tình hình quốc tế với nhiều biến động phức tạp là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đối với chính trường Việt nam.

Theo đó, Hà nội đang phải đối mặt với những biến động chính trị, kinh tế từ Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Đây, được coi là những cơn gió “xoáy” sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tương quan quyền lực trong nội bộ lãnh đạo cấp cao.

Với chính sách thuế quan “phập phù” của Tổng thống Trump liệu Việt Nam có bị kéo vào vòng xoáy thương chiến Mỹ – Trung hay không? Trong khi quan hệ kinh tế Việt – Mỹ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hàng hóa Việt nam xuất vào Mỹ chiếm tỷ trọng lớn.

Trong những ngày gần đây, các hãng truyền thông quốc tế uy tín đã đồng loạt đưa tin về các dấu hiệu bất thường trong nội bộ của Đảng CSTQ. 

Nếu ông Tập Cận Bình bị thay thế, tương quan quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội 14 sẽ xoay chuyển ra sao và liệu phe “bảo thủ” thân Bắc Kinh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? 

Đặc biệt, là tại Việt Nam – là một quốc gia có hệ thống chính trị mang nhiều nét tương đồng với Bắc Kinh, và có chung ý thức hệ cùng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 

Thông tin này, đã tạo ra những chấn động trong giới quan sát chính trị khu vực, do đó, việc ông Lương Cường một người được cho là người của ông Tập sẽ gặp thế bất lợi. 

Tuy nhiên, nếu Tập Cận Bình bị thay thế hoặc suy yếu quyền lực, thì chiếc “ô bảo hộ” chính trị của ông Lương Cường tại Hà Nội cũng có thể mất hiệu lực, và ông Cường sẽ gặp nhiều bất lợi hơn trong cuộc đấu đá nội bộ.

Theo giới thạo tin, trong nội bộ Đảng, phe của ông Tô Lâm và nhóm trung dung thân Tổng Bí thư đang dần chiếm ưu thế thượng phong tại Trung ương. 

Mới nhất với câu hỏi, thỏa thuận thuế quan của Hà Nội với Washington vừa đột ngột thay đổi. Với Việt nam, đây có thể là một cú sốc không chỉ về kinh tế, mà còn làm rung chuyển cán cân quyền lực chính trị nội bộ trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14.

Đáng chú ý, trong thời điểm Mỹ siết thuế, Việt Nam đã bất ngờ “dịu giọng” với Trung Quốc, điều đó đã cho thấy khả năng Hà Nội tạm lùi một bước – để ngả sang Bắc Kinh nhằm thoát thế kẹt.

Việc trong thời gian gần đây, Việt Nam đã nỗ lực hiện diện trong vai trò dự thính của Nhóm BRICS, hay xúc tiến đàm phán với Ấn Độ và Nam Phi, cho đến các cuộc tiếp xúc kín với Trung Quốc dày đặc của Thủ tướng Chính. 

Trong khi đó, ông Trump đã đưa ra một quyết định đơn phương về thuế suất đã bóp méo toàn bộ chiến lược “đa phương hóa cân bằng” ngả sang phương Tây của Hà Nội.

Theo giới phân tích quốc tế, cú “úp sọt” vừa kể của Tổng thống Trump vô hình trung trở thành một đòn phản tác dụng với ông Tô Lâm.

Điều đó sẽ khiến các phe nhóm trung dung trong Đảng có thể đặt câu hỏi: “Phải chăng chính sách thân Mỹ của Tổng Bí thư là sai lầm chiến lược?”.

Ngược lại, Thủ tướng Phạm Minh Chính, là người có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh thì đang nổi lên như một lựa chọn “an toàn hơn” trong mắt các phe cánh bảo thủ hay trung lập. 

Nếu tại thời điểm hiện nay, ông Tô Lâm không thể xoay chuyển tình thế, thì ông ta sẽ bị đánh giá là mất điểm trong chính sách đối ngoại. 

Trong khi đó, ông Phạm Minh Chính có thể tận dụng cơ hội để lấy điểm với Bắc Kinh, và đây là một lựa chọn thực dụng, nhưng dễ được chấp nhận trong bối cảnh Việt nam đang khó khăn như hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là lãnh đạo Việt Nam sẽ có phản ứng thế nào, và ai sẽ là người được chọn làm Tổng Bí thư để dẫn dắt đất nước trong thế giới ngày càng nhiều biến động như hiện nay?

Trà My – Thoibao.de