Từng “nghênh chiến” Ba Dũng, vì sao gia tộc Lê Trương đổ nát không còn sức gượng!

Nguyễn Thanh Nghị tốt nghiệp đại học kiến trúc TP HCM, sau đó đi du học Mỹ rồi về nước được cơ cấu vào chức Phó hiệu trưởng trường đại học này. Lúc ấy, có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng tính rằng, đưa Nguyễn Thanh Nghị vào vị trí lãnh đạo trường Đại học, sau đó vào Thành Ủy viên, nhờ Thành ủy giới thiệu vào Trung ương Đảng. Khi có Ủy viên Trung ương Đảng, Nghị mới chính thức được phân công về nắm Bí thư tỉnh hoặc Bộ trưởng.

Đang là “cậu ấm” con trai đương kim Thủ tướng, ai dám cản đường Nguyễn Thanh Nghị. Ấy vậy mà, năm 2010, Nguyễn Thanh Nghị bị gạt ra khỏi danh sách trúng cử thành ủy viên. Người có khả năng làm được việc này chỉ có Lê Thanh Hải-Bí thư Thành ủy lúc đó.

Được biết, thời đó, Miền Nam có 2 thế lực mạnh nhất, đó là gia tộc Nguyễn Tấn Dũng tại Kiên Giang và gia tộc Lê Trương ở Sài Gòn. Hai hổ cùng một rừng Nam Bộ không ưa nhau. Đó là điều dễ hiểu. Lúc đó, Nguyễn Tấn Dũng cũng không ưa lãnh đạo xuất thân từ TP HCM. Ông Ba Dũng cũng xem ông Trương Tấn Sang là một cái gai trong mắt. 

Đầu năm 2011, Đại hội 11 diễn ra. Nguyễn Thanh Nghị không trúng cử Thành ủy viên nên không được Đảng bộ thành phố giới thiệu vào Trung ương Đảng. Bí quá, ông Nguyễn Tấn Dũng “chạy cửa sau” đẩy cho được Nguyễn Thanh Nghị vào Trung ương Đảng. Tuy nhiên, Nghị chỉ được ủy viên dự khuyết mà không được là Ủy viên chính thức. Vì là đi cửa sau, không ai dám đưa vào làm Ủy viên chính thức vì đang có con mắt quan sát của ông Nguyễn Phú Trọng-đối thủ “không đội trời chung” của Nguyễn Tấn Dũng.

Năm 2014, Nguyễn Minh Triết du học Anh Quốc về nước. Kinh nghiệm với trường hợp Nguyễn Thanh Nghị, lần này ông Nguyễn Tấn Dũng nhét cậu Út vào Tỉnh đoàn Bình Định để bắt đầu sự nghiệp chính trị mà không chọn TP HCM, bởi nơi đây có Lê Thanh Hải đang sẵn sàng “đì” con của ông Thủ tướng. Có người nhận xét rằng, sau vụ việc “đì” Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Tấn Dũng rất ngán ngại Lê Thanh Hải. Vì thế ông đã không đưa Nguyễn Minh Triết về Sài Gòn phát triển, mặc dù đất Sài Gòn có nhiều cơ hội hơn.

Năm 2016, cả Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải đều rời vũ đài chính trị. Cả 2 đều thất thế bởi thế lực Miền Bắc, cụ thể là bởi ông Nguyễn Phú Trọng. Từ đó, Lê Trương Hải Hiếu dính kỷ luật nên phấn đấu mãi không vào được Thành ủy. Còn Nguyễn Tấn Dũng cũng về Kiên Giang cố thủ cùng với con trai làm Bí thư tỉnh.

Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng mất, Nguyễn Tấn Dũng bật dậy nhưng Lê Thanh Hải thì không còn sức nữa. Ngay cả việc bố trí cho con trai một chức vụ trong thành ủy cũng ngoài tầm với Lê Thanh Hải. Còn Nguyễn Tấn Dũng thì khác, thế lực gia đình Nguyễn Tấn Dũng trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trước đây con ông Nguyễn Tấn Dũng bị “đì” tại thành phố lớn nhất nước, nhưng giờ Nguyễn Thanh Nghị chuẩn bị cho chiếc ghế Bí thư Thành Ủy TP HCM. Con ông Nguyễn Tấn Dũng thì đang tiến vào “ngai” vua một cõi, còn con của ông Lê Thanh Hải vẫn lẹt đẹt với chức Bí thư Phường An Lạc. Giờ đây vị thế đã đổi ngôi, Lê Trương Hải Hiếu đang ở chiếu dưới, nếu không “biết điều” với Nguyễn Thanh Nghị thì có khi tương lai chính trị của Hiếu bị đóng sập. 

Lê Trương Hải Hiếu hiện 44 tuổi nhưng giấc mộng vào Trung ương Đảng còn rất xa. Với chức vụ Bí thư phường thì làm sao mơ vào được Trung ương Đảng? Còn Nguyễn Minh Triết-con trai út của ông Nguyễn Tấn Dũng hiện chỉ mới 36 tuổi nhưng khả năng cao sẽ là Ủy viên Trung ương Đảng nhiệm kỳ tiếp theo. 

Nếu Nguyễn Minh Triết vào Trung ương Đảng thì cơ hội vào ban lãnh đạo Thành ủy rộng mở. Đấy là viễn cảnh tươi đẹp cho con cái nhà Ba Dũng. Còn với con cái Lê Thanh Hải, giờ phải cực khổ phấn đấu mà không lên nổi. Gia đình Lê Trương xem như không còn sức gượng dậy. 

Hai gia tộc có số phận khác nhau, có lẽ nguyên nhân là ở sự nuôi nấng và cài cấy đàn em. Điều này Nguyễn Tấn Dũng làm giỏi hơn Lê Thanh Hải.

Trần Chương-Thoibao.de