Truyền thông quốc tế đưa tin, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Việt Nam không tham gia các sự kiện kỷ niệm ngày 30/4/2025.
Sự kiện vừa kể, được đánh giá là một đòn “giáng mạnh” của nước Mỹ vào quan hệ hợp tác giữa Việt nam và Hoa kỳ đã ở mức quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào cuối năm 2023.
Trong bối cảnh địa chính trị khu vực và quốc tế đang biến động mạnh, Tổng Bí thư Tô Lâm đang đối mặt với một thách thức chưa từng có: Đó là, nguy cơ bị cô lập cả từ hai siêu cường là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Vậy, vị thế chính trị của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ ra sao khi cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng quay lưng? Khi Bắc Kinh đã ngó lơ, và Washington cũng quay lưng với ông Tô Lâm trong bối cảnh người đứng đầu đảng đang suy yếu về quyền lực.
Đây, có thể không chỉ là một biến động ngoại giao, mà còn có thể là bước ngoặt then chốt trong sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm – người từng được kỳ vọng đưa Việt Nam vào “kỷ nguyên mới”.
Ông Tô Lâm được cho là người có xu hướng thân phương Tây rõ rệt. Tuy nhiên, sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội gần đây, theo giới phân tích Bắc Kinh tỏ ra lạnh nhạt và không ủng hộ đối với ông Tô Lâm.
Đầu tháng 4/2025, khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 46% với hàng hóa từ Việt Nam. Đã có một cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và ông Donald Trump. Theo đó, 2 bên đã đề cập tới chuyến thăm Mỹ dự kiến vào tháng 5/2025 của ông Tô Lâm.
Rõ ràng, ông Tô Lâm đã và đang bị cô lập chiến lược về chính sách đối ngoại, trong khi, đã từ lâu, Việt Nam vẫn duy trì chiến lược “cân bằng” giữa các cường quốc. Khi cả Mỹ và Trung quốc và Bắc Kinh đồng loạt bày tỏ sự lạnh nhạt, và quay lưng. Đây, không chỉ là thách thức từ bên ngoài, nhất là khi, các phe phái chính trị bảo thủ trong Đảng đã từ lâu không tán đồng với chính sách đối ngoại của ông Tô Lâm.
Phải chăng, đây là hệ quả của chính sách ngoại giao thân phương Tây và Hoa kỳ đã thất bại, và liệu chiến lược theo phương Tây của ông Tô Lâm đã chệch hướng?
Hồng Lĩnh – Thoibao.de