VKSND Tối cao đã “phản pháo” Bộ Công An về việc đòi bỏ Cơ quan Điều tra như thế nào?

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công An về việc bỏ Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao. Theo Bộ Công An, lấy lý do để đưa ra đề xuất này khi cho rằng, việc VKSND vừa thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, vừa đảm nhiệm điều tra có thể dẫn đến thiếu tính khách quan và công bằng.

Công luận đã phản đối mạnh mẽ, không đồng tình và cho rằng, đây là sự tránh né của ngành Công An. Đây, là một chủ trương nhằm xóa bỏ tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của ngành công an trong các hoạt động tố tụng.

Trước tình trạng sử dùng tiền bạc để chạy án trong nghành công an là một hiện tượng hết sức phổ biến. Theo đó, các điều tra viên sẽ cấu kết lẫn nhau làm sai lệch hồ sơ, để thay đổi tội danh chạy tội cho bị can.

Trên mạng xã hội đã có nhiều ý kiến cho rằng, Cơ quan Điều tra của VKSND Tối cao, là một cơ quan có thẩm quyền “đặc biệt” trong việc xử lý các sai phạm trong quá trình điều tra và tố tụng của các cơ quan tư pháp.

Đây là một thiết chế quan trọng nhằm đảm bảo tính độc lập và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp, để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Dường như để đáp trả đề xuất của Bộ Công An, ngày 13/4/2025, truyền thông nhà nước đưa tin, “Bắt một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao” với tội danh “môi giới hối lộ”.

Theo đó, bị can Phạm Thị Thu, Phó Trưởng phòng Điều tra thuộc Viện KSND Tối cao đã bị Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao khởi tố, bắt tạm giam.

Kết quả điều tra cho biết, trong quá trình Tòa Án tỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm vụ án “Chống người thi hành công vụ”. Các bị can thông qua trung gian, đã nhờ người có thẩm quyền giúp 7 bị cáo được hưởng án treo. Với số tiền chạy án là gần 10 tỷ đồng.

Xác định có dấu hiệu “Môi giới hối lộ”, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao đã ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam Phạm Thị Thu. Do bà Thu đã nhận 2,4 tỷ đồng để “liên hệ” với cán bộ có thẩm quyền để hực hiện chạy án.

Công luận đặt câu hỏi, nếu Cơ quan Điều tra của VKSND Tối cao, bị xóa bỏ không còn tồn tại. Thì tình trạng “chạy án” trong các cơ quan tư pháp nói chung, và ngành Công an nói riêng thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?

Hồng Lĩnh – Thoibao.de