Chủ trương sáp nhập tỉnh của TBT Tô Lâm ngay ngày đầu đã lộ diện nguy cơ phá sản?

Chủ trương tinh gọn sáp nhập các tỉnh và bỏ cấp huyện của TBT Tô Lâm chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Tuy nhiên, chỉ sau những ngày đầu thực hiện, đã lộ diện hàng loạt bất cập nghiêm trọng.

Một trong những vấn đề được phản ánh nhiều nhất, là vấn đề di chuyển hàng ngày của các cán bộ, công chức. Sau khi các tỉnh hợp nhất khoảng cách giữa các tỉnh cũ và trụ sở ở tỉnh mới quá xa thường hơn 100 km. 

Một cán bộ ở Vũng Tàu, nay thuộc TP.HCM sau sáp nhập đã chia sẻ, “Tôi phải dậy từ 4 giờ sáng, rời nhà lúc 5 giờ để kịp có mặt ở cơ quan tại Quận Nhất vào lúc 8 giờ sáng. Chiều tan sở, về đến nhà cũng đã hơn 8 giờ tối. Ăn uống, tắm rửa xong thì gần nửa đêm, ngủ được 4 tiếng là nhiều. Trong khi, con cái không ai đưa đón”.

Không ít ý kiến trên mạng xã hội mỉa mai rằng: Chỉ có điên mới có thể sống được như vậy mỗi ngày; hay chỉ có những bộ óc thiên tài “lộn ngược” – ám chỉ TBT Tô Lâm, mới nghĩ ra được việc sắp xếp công việc cho công chức đi làm kiểu như vậy.

Việc ngành Đường sắt mở đôi tàu giữa Đồng Hới và Đông Hà để phục vụ nhu cầu đi lại của khoảng 1.300 công chức ở tỉnh Quảng Trị đi làm tại Đồng Hới. Do quãng đường di chuyển quá xa, và nên ngày đầu tiên chỉ bán được 2 vé, và kế hoạch này đã bị hủy bỏ ngay buổi sáng đầu tiên.

Không chỉ cán bộ, người dân cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ công. Những thủ tục hành chính đơn giản như công chứng, xin giấy xác nhận… đến bây giờ phải đi xa hơn gấp 2–3 lần trước kia.

Theo giới quan sát, mô hình sáp nhập hiện tại đang thể hiện rõ nét tư duy “quy hoạch từ bàn giấy”, đây là minh chứng rõ nét cho thấy một chủ trương xa rời thực tế dân sinh. 

Cách triển khai “đồng loạt, đồng thời” ở hàng chục tỉnh, với các đặc thù khác nhau, là bước đi quá nóng vội. Và bộ máy sau tinh gọn đang phải trả cái giá quá đắt bằng chính sức khỏe và niềm tin của cán bộ, công chức và người dân? 

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ cắt ghép địa giới, đổi tên, dồn nhân lực mà không đi kèm cải cách hệ thống, thì chẳng khác nào “đổi vỏ mà không đổi ruột”. 

Hồng Lĩnh – Thoibao.de