Ai bất ngờ “minh oan” cho Vương Đình Huệ: Liên minh chống Tô Lâm đang tính toán gì?

Ngày 12/5/2025, truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin ông Phạm Thái Hà – cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý thân cận của ông Vương Đình Huệ chỉ nhận hối lộ 750 triệu đồng, thay vì con số “khủng” 1.200 tỷ đồng như những cáo buộc ban đầu. 

Tháng 4/2024, ông Phạm Thái Hà đã bị bắt giam với cáo buộc nhận hối lộ từ Tập đoàn Thuận An đã gây chấn động dư luận xã hội. Vụ việc không chỉ làm ông Hà phải vướng vòng lao lý mà còn kéo theo sự sụp đổ chính trị của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, một ứng viên sáng giá cho vị trí Tổng Bí thư tại Đại hội 14. 

Dù 750 triệu đồng vẫn là hành vi tham nhũng, nhưng là một con số nhỏ bé trong hệ thống chính trị Việt Nam, việc điều chỉnh này đã làm giảm bớt về tính nghiêm trọng của vụ việc. Ông Huệ, được xem là trụ cột của phe Nghệ An, buộc phải từ chức, đánh dấu một bước thụt lùi nghiêm trọng của phe nhóm này. 

Phe Nghệ An, từng là trụ cột chính của Đảng Cộng sản Việt nam, với đặc trưng là xuất thân từ “quê hương” cách mạng, với lập trường đối ngoại thân Bắc Kinh. Trong một thời gian dài, nhóm này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách của Đảng và Nhà nước Việt nam. 

Tuy nhiên, kể từ năm 2023, phe Nghệ An liên tục chịu sức ép từ các chiến dịch thanh trừng của Bộ Công an dưới sự dẫn dắt của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Sự ra đi của ông Huệ vào tháng 4/2024 được xem là dấu chấm hết cho ảnh hưởng của nhóm này.

Vào thời điểm đó, đã dấy lên nghi vấn về động cơ của ông Tô Lâm và Bộ Công an. Liệu tin đồn về số tiền tham nhũng của ông Phạm Thái Hà có phải là một chiêu bài thổi phồng nhằm để hạ bệ ông Vương Đình Huệ? 

Theo giới quan sát, đây rất có thể là một sự “minh oan”, và phải chăng đây là dấu hiệu của một cuộc phản công chính trị? Đồng thời đã đặt ra câu hỏi, liệu đây có phải là kết quả của một liên minh ngầm chống lại Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ Công? Theo đó, đã phản ánh sự đấu đá phức tạp trong nội bộ của Đảng.

Việc truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin về con số hối lộ thấp hơn ban đầu đáng kể, đã cho thấy đến thời điểm hiện nay không phải mọi quyết định lớn đều nằm trong tay của Tổng Bí thư Tô Lâm. 

Đây, rất có thể là tín hiệu thử nghiệm, nhằm thăm dò phản ứng chính trị và đánh giá mức độ bất mãn trong nội bộ Đảng trước sự tập trung quyền lực quá lớn của ông Tô Lâm và Bộ Công an.

Kể từ khi ông Tô Lâm nắm quyền thừa kế vai trò tạm quyền Tổng Bí thư vào tháng 5/2024, ông Tô Lâm đã củng cố quyền lực một cách đáng kinh ngạc. 

Việc hạ bệ các ông, bà Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai…, được xem là bước đi chiến lược để loại bỏ đối thủ và mở đường cho ông Tô Lâm kiểm soát toàn diện hệ thống chính trị Việt nam.

Tuy nhiên, quyền lực tuyệt đối luôn đi kèm theo sự phản kháng trong nội bộ của đảng là điều tất yếu. Ngay sau đó một thời gian rất ngắn, một số dấu hiệu đã cho thấy quyền lực của ông Tô Lâm đã và đang bị kiềm chế.

Một bộ phận lớn trong nội bộ đảng đã lo ngại về xu hướng “an ninh” hóa” hệ thống chính trị. Việc chậm trễ bổ nhiệm Chủ tịch Quốc hội thay cho ông Huệ là những phản ứng đầu tiên. Sau đó, các phản ứng từ phe Quân Đội như vụ Đại học Fulbright Việt nam đã được coi là đòn gián tiếp nhằm vào lập trường đối ngoại thân phương Tây của ông Tô Lâm.

Đến nay, một liên minh chống Tô Lâm dường như đã hình thành, bao gồm, phe bảo thủ thân Trung quốc, phe kỹ trị không thân thiết với Bộ Công an… Dưới sự dẫn dắt của phe Quân đội, với mục tiêu để kiềm chế sự tập trung quyền lực vào tay một cá nhân quá lớn trước Đại hội 14.

Trà My – Thoibao.de