Sự cố cầu Hòa Bình ở tỉnh Tây Ninh, được cho là điềm gở của Tổng Bí thư Tô Lâm, và ngay lập tức tên tuổi của ông Trần Lưu Quang đã được mạng xã hội nhắc đến.
Ông Trần Lưu Quang, là Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương – tức Ban Kinh tế Trung ương cũ. Đây là một ứng viên được đánh giá có nhiều khả năng sẽ lọt vào Bộ Chính trị.
Thậm chí, theo giới thạo tin, ông Trần Lưu Quang từng được kỳ vọng có thể là “quân bài” dự trữ của ông Tô Lâm để thay thế cho ghế Thủ tướng. Nếu như, ông Phạm Minh Chính gặp “tai nạn” liên quan đến bà trùm – Nhàn AIC, một nhân vật trung tâm trong các đại án về đấu thầu và tham nhũng.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay khi Tổng Bí thư và phe cánh Bộ Công An đang có nhiều dấu hiệu suy yếu về quyền lực. Ông Tô Lâm đã không còn là chỗ dựa vững chắc – trong vai trò “người đỡ đầu tiềm năng”.
Cho dù, cơ cấu nhân sự sau Hội Nghị Trung ương 11 vẫn có tên ông Trần Lưu Quang, nhưng khả năng để có thể lọt vào Bộ Chính trị khóa 14 rất khó khăn.
Theo giới thạo tin, một trong những lý do ông Ba Dũng đã quyết định đưa con trai – Nguyễn Thanh Nghị về Hải phòng làm Bí thư Thành ủy, cũng nhằm để rộng cửa cho ông Trần Lưu Quang quay trở lại làm Bí thư Sài gòn.
Ông Trần Lưu Quang từng giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở 3 địa phương trọng yếu là Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng và hiện nay là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Hoạn lộ của ông Trần Lưu Quang đã cho thấy một lộ trình thăng tiến khá bài bản. Đặc biệt, là ông Quang từng được xem là nhân sự thân cận của ông Tô Lâm. Theo giới thạo tin, cha ông Quang từng là cận vệ của ông Tô Quyền – cha đẻ của ông Tô Lâm thời hoạt động cách mạng ở Trung ương Cục miền Nam.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của phe Bộ Công An, sau hơn 9 tháng tại vị Tổng Bí thư Tô Lâm đã không thể duy trì thế mạnh của quyền lực như trước đây. Tham vọng thâu tóm trọn quyền lực của ông Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước đã bị các phe phái chiếm đa số trong đảng chặn đứng.
Chỉ trong nội bộ lãnh đạo “tứ trụ”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bị bộ 3 còn lại là Phạm Minh Chính – Trần Thanh Mẫn và Lương Cường đã liên minh lại và chiếm vị thế áp đảo. Từ đó, tham vọng của muốn tăng thêm số Ủy viên Bộ Chính trị cho phe Công An bao gồm cả Trần Lưu Quang là điều hết sức khó khăn.
Câu hỏi đặt ra là, nếu “bệ đỡ” Tô Lâm đã hết giá trị sử dụng, thì Kịch bản nào sẽ dành cho cho ông Trần Lưu Quang tại Đại hội Đảng lần thứ 14 sắp tới?
Theo giới phân tích, có khả năng sẽ có 2 kịch bản có thể xảy ra, đó là:
– Kịch bản 1: Được đưa về làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, ông Quang dẫu có là cựu Phó Bí thư Thường trực ở đây nhưng khả năng này không cao. Bởi TP. Hồ Chí Minh vẫn là khu vực ảnh hưởng mạnh của ông Tư Sang, và ông Sang khó chấp nhận để một nhân sự thân Tô Lâm về kiểm soát địa bàn này.
– Kịch bản 2: Trở thành Phó Thủ tướng Thường trực, đây là vị trí có thể giúp ông Quang có cửa vào Bộ Chính trị. Tuy nhiên, để có được chiếc ghế này, ông phải vượt qua các Phó Thủ tướng đương nhiệm khác, như Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, hay Nguyễn Chí Dũng, đang tỏ ra vượt trội.
Hơn nữa, việc thăng tiến quá nhanh chóng và rốt ráo của ông Quang lại là bất lợi lớn trong môi trường chính trị tại thời điểm hiện nay, vốn rất nhạy cảm với sự liên minh ngầm của các nhóm lợi ích.
Đó là lý do vì sao, khả năng rất cao ông Trần Lưu Quang sẽ là nhân sự đầy tiềm năng nhưng bị lãng quên trong kỳ Đại hội lần thứ đầy biến động sắp tới đây.
Tuy nhiên, mọi chuyện đều có thể thay đổi vào phút chót nếu như Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh Bộ Công An có thể “lội ngược dòng” thành công.
Trà My – Thoibao.de