Ba Dũng mạo hiểm đặt cả gia đình vào canh bạc Tô Lâm

Sau hơi thở cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng, Ba Dũng trỗi dậy và trong vòng 6 tháng gắn ngủi, ông đẩy Nguyễn Thanh Nghị từ chỗ bị lãng quên lên bệ phóng. Nguyễn Thanh Nghị được đưa khỏi Bộ Xây Dựng để vào ghế Phó Bí thư Thường trực Thành ủy. Tuy nhiên, nếu vào Bộ Chính trị, Nguyễn Thanh Nghị cũng chỉ 50 tuổi, độ tuổi còn rất trẻ trong bộ siêu quyền lực.

Sân chơi thượng tầng chính trị đã định hình từ lâu, đấy là sân chơi của các bô lão, chứ không phải sân chơi cho lớp trẻ. Hầu hết những nhân vật có thể được xem là “đấu sỹ” thực sự trên vũ đài chính trị là những người ngoài 60 tuổi. Trên thượng tầng, những người thuộc hàng Tứ trụ có sức chiến đấu đều ngoài 65. Tứ trụ hiện nay có Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Lương Cường đều ngoài 65, Trần Thanh Mẫn chưa 65 thì lại yếu ớt không là võ sỹ được. Ông Mẫn vào Tứ trụ là nhờ gặp may mắn khi Vương Đình Huệ bất ngờ ngã ngựa, Bộ Chính trị quá thiếu nhân sự. 

Trước đây, ông Võ Văn Thưởng được ca ngợi là Ủy viên Bộ Chính trị trẻ tuổi “tài cao”, chưa 60 tuổi đã vào Tứ trụ. Tuy nhiên, về thực lực thì ông Thưởng vẫn chưa phải là “võ sỹ”, mà chỉ là “công tử bột” được bậc tiền bối nâng đỡ. Khi ông Nguyễn Phú Trọng rời xa triều chính trị bệnh, khả năng không thể phục hồi, thì vị “công tử” được ông nâng đỡ cũng ngã ngựa một cách chóng vánh.

Hiện nay Nguyễn Thanh Nghị cũng chỉ là “công tử bột” đang được nâng đỡ bởi Ba Dũng và Tô Lâm. Nguyễn Thanh Nghị dựa vào “tía”, “tía” lại dựa vào vua Tô. Thế tựa này có vẻ vững nhưng lại không vững. Vững là vì Tô Lâm đang quá mạnh so với phần còn lại, không vững là vì Ba Dũng chỉ tựa vào một điểm tựa. Nếu Tô Lâm gục ngã hay suy yếu, thì liệu Nguyễn Thanh Nghị có còn vững vàng hay không? Hay là bị ngã nhào như Võ Văn Thưởng?

Mục đích của ông Nguyễn Tấn Dũng là biến Nguyễn Thanh Nghị thành đầu tàu kéo cả gia đình. Tuy nhiên, đến bao giờ Nguyễn Thanh Nghị mới thực sự là đầu tàu tự hành được thì đó vẫn là dấu hỏi to tướng. Ở tuổi 50, Nguyễn Thanh Nghị sẽ không thể đấu nổi với hàng loạt võ sĩ ngoài 65 hiện nay.

Chính trường thời Nguyễn Thanh Nghị sóng gió hơn chính trường thời ông Nguyễn Tấn Dũng rất nhiều. Ấy vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự tự đứng được, khi ông làm Thủ tướng tức khi ông đã 57 tuổi. Còn thời kỳ mới vào Bộ Chính trị ở tuổi 47, ông vẫn là “công tử bột” được nâng đỡ bởi những bô lão có sức ảnh hưởng mạnh lúc đó, đặc biệt là ông Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt. Ở một môi trường chính trị khốc liệt hơn, rất có thể Nguyễn Thanh Nghị cần ít nhất 10 năm nữa mới tự đứng được.

Bề ngoài thì Tô Lâm rất mạnh, nhưng bên trong, sự chống đối cũng ngày càng mạnh. Đặc biệt là Quân đội và Chính phủ, họ đang tìm cách hạn chế và thậm chí hạ Tô Lâm nếu nó có thể. 2 cơ quan này không thể xem thường, Tô Lâm nếu không có giải pháp thì có ngày bay khỏi ghế quyền lực.

Khi Nguyễn Thanh Nghị chưa đủ lông đủ cánh mà Tô Lâm thất thế, thì xem như công gầy dựng của ông Ba Dũng cũng sẽ đổ sông đổ biển. Thông tin nội bộ cho biết, sự tư vấn của Ba Dũng đã khiến cho thành phần chống đối Tô Lâm ngày càng mạnh. 

Tô Lâm là Tổng Bí thư mạnh tay nhất so với các đời gần đây. Tuy nhiên, cách áp dụng mô hình công an trị trong Đảng, đã khiến cho thành phần chống đối Tô Lâm nổi lên mạnh mẽ hơn các đời Tổng Bí thư trước. Tuy Tô Lâm mạnh mẽ nhưng trong cái mạnh mẽ ấy cũng tiềm ẩn cái dễ gãy.

Cũng có điểm sáng cho Nguyễn Thanh Nghị, đó là trụ ở Sài Gòn 2 nhiệm kỳ để củng cố thế lực rồi Bắc tiến. Tuy nhiên, để đợi đến này đứng vững thì trước hết cũng phải mong Tô Lâm đừng gãy sớm.

Trần Chương-Thoibao.de